Chuyên mục tư vấn phong thủy: Kỳ bí câu chuyện về tượng chó đá trong trấn yểm
Trong phong tục, tín ngưỡng dân gian việc thờ cúng tự nhiên đã giữ một vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân. Và trong các Tín ngưỡng dân gian ấy, phải kể đến Tín ngưỡng thờ động vật, mà cụ thể là tục thờ con chó đá. Trong tâm thức của người Việt, những con chó bình thường thì chỉ coi giữ được phần dương, còn muốn canh giữ phần âm thì phải “nuôi” chó đá.
Những gia đình giàu có chôn chó đá để canh giữ cửa nhà và thể hiện sự quyền uy, phú quý của gia chủ, thuat phong thuy chôn chó đá để thay đổi dương cơ, âm phần, tránh được những hiểm họa do thế đất xấu gây ra. Còn dân gian chôn chó đá để xua đuổi tà ma, quỷ quái. Có thể thấy rằng, tín ngưỡng thờ chó đá đã có từ rất lâu và cho đến nay vẫn còn được gìn giữ trong văn hóa của người Việt. Rất khó để chứng minh sự màu nhiệm của tín ngưỡng này, nhưng chắc chắn rằng khi có niềm tin, con người sẽ thoải mái, an tâm và cảm thấy cuộc sống tốt đẹp hơn. Và đây cũng chính là giá trị đích thực của tín ngưỡng thờ chó đá trong tâm thức người Việt.
Tuy nhiên, trong phong thủy, việc chôn và nuôi chó đá để trước cửa nhà phải tiến hành một cách cẩn thận. Vì khi đặt chó đá trước cửa nhà, sau này gia chủ muốn gỡ bỏ rất khó, vì đã xác định nuôi chó đá mà bỏ đi sẽ mang nhiều vận đen. Câu chuyện minh chứng cho trường hợp này là Cặp chó đá trước cổng trường Đại Học Hàng Hải. Được đặt ở cổng trường, một thời gian nhà trường cho đem gỡ cặp chó đá. Năm ấy, sinh viên một lớp thuộc khoa lái và 2 giảng viên bị đắm tàu và rất nhiều câu chuyện trùng hợp không lý giải được. Nhà trường lại phải tiến hành đặt lại cặp chó đá về nguyên vị.
Câu chuyện thần khuyển” bảo vệ dân làng
Thôn Thượng (xã Viên Nội, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội), nằm sát con đường lớn trải nhựa, ngay lối vào làng đã thấy cặp chó đá án ngữ sừng sững hai bên, hướng nhìn thẳng ra đường. Nhìn cặp chó đá rất oai phong và hùng dũng, điều này càng khiến chúng tôi tin vào sự linh thiêng và câu chuyện về những tên trộm, toán cướp có ý định vào làng làm một mẻ nhìn thấy hai “ông khuyển” trong đêm tối mà giật mình kinh hãi từ bỏ ý định ra về.
Cụ Kim Văn Duyên, 81 tuổi, người trông nom và hương khói đình làng Thượng vẫn còn khá minh mẫn, hỏi những chuyện từ ngày xửa ngày xưa, cụ vẫn kể vanh vách. Cụ Duyên cho biết: “Tôi được các cụ kể lại bởi cặp chó đá trấn giữ đầu làng có từ rất lâu rồi, khoảng trên 300 năm. Chúng được các cụ chọn xem ngay tot và tạc bằng đá xanh nguyên khối với những đường nét hoa văn rất cầu kỳ và công phu từ những phần nhỏ nhất như đuôi, tai, mắt,.. Cặp chó đá có chiều cao gần 1m, khối lượng mỗi con nặng khoảng 3 tạ do một người trong làng cung tiến mang tận từ Thanh Hóa ra.
Theo thời gian và mưa nắng bào mòn, cặp chó đá đã phần nào bị hư hại và những nét văn hoa chỉ còn lại mờ mờ. Từ lâu, dân làng tôi đã coi đây như một linh vật có giá trị văn hóa độc đáo của làng, như một phần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Có người am hiểu về văn hóa cho rằng, những đường nét khắc trên cặp chó đá này thuộc kiến trúc, điêu khắc từ thời Lê”.
Ngày nay, cụ Duyên và nhiều cao niên trong làng vẫn nhớ ngày giặc Pháp kéo về càn quét, đốt phá làng. Chuyện kể một tên lính Pháp nhìn thấy cặp chó đá do sợ hãi đã giương súng bắn vào phần đầu con bên trái dẫn đến bị biến dạng. Theo một cao niên trong làng, cặp chó đá được người cung tiến đặt ngay tại cổng đình làng nằm ở ngoài đê. Sau này khi đình được chuyển vào trong làng cho tiện việc trông nom và hương khói, cặp chó đá vì thế cũng được chuyển vào theo. Qua thời gian, dân làng quyết định không đặt cặp chó đá ở cổng đình nữa mà đặt ở ngay đầu làng với mong muốn chúng sẽ trấn giữ, bảo vệ dân làng và ước vọng về sự yên bình và thịnh vượng.
Sự thật không phải ngẫu nhiên dân làng chuyển cặp chó đá ra đầu làng mà liên quan đến một sự kiện. Vào khoảng năm 1946, chính phủ cách mạng lâm thời có sơ tán một kho hàng bí mật về cất giữ tại làng. Không biết bằng cách nào một toán trộm biết có hàng gì đó quý hiếm đang cất giữ trong làng đã lên kế hoạch cướp kho. Ngày chúng kéo ô tô về làng với đầy đủ trang bị vũ khí, trong khi đó lực lượng bảo vệ kho vừa yếu, lại thiếu nên đã đánh kẻng báo cho cả làng cùng bảo vệ kho. Tiếng kẻng vang lên, dân làng nhanh chóng cầm vũ khí, quốc xẻng bao vây toán cướp hòng không cho chúng chạy thoát. Một lực lượng khác được huy động khiêng cặp chó đá đặt trước và sau ô tô bọn chúng và bố trí nhiều chướng ngại vật khác nhằm cản lối. Đánh đuổi bọn cướp thành công, dân làng họp bàn và thống nhất rằng, vị trí cổng làng cần phải có vật gì trấn giữ nên quyết định đặt cặp chó đá yên vị từ đó đến nay.