Chuyên mục tư vấn phong thủy: Huyền Vũ – Khu vực biểu tượng cho quý nhân

Trong thuật phong thủy, khi chọn mua một căn nhà, tâm lý chung là ai cũng muốn chọn căn nhà mà mặt tiền phải nổi bật và hấp dẫn người mới thoáng nhìn qua.

Điều đó dĩ nhiên, vì mặt tiền của căn nhà cũng giống như mặt mũi của mình. Và khi làm chủ một căn nhà rồi, đa số ai cũng chú tâm sửa soạn mặt tiền hơn là mặt sau của căn nhà.

phong-thuy-nha-o-9789

Đây là một điều hợp tình hợp lý, vì đối với khoa xem phong thủy, mặt tiền của căn nhà gọi là Minh Đường, chữ “minh” có nghĩa là sáng sủa. Sáng sủa, đẹp đẻ, hấp dẫn mới mời đón sinh khí vào nhà được. Sinh khí có vào nhà thì công danh, hạnh phúc, sức khỏe và tiền tài mới đến với gia chủ.

Từ xưa đến nay, những người lãnh đạo quốc gia đều hiểu rõ điều này: “Giữ nước khó hơn dựng nước”. Đối với một cá nhân chúng ta cũng tương tự: Giữ được sự nghiệp lâu bền khó hơn là tạo dựng sự nghiệp.

Bởi vậy, nếu mặt tiền của căn nhà mang đến cho chúng ta những vận hội tốt đẹp, thì chúng ta cũng nên lưu ý đến mặt sau của căn nhà, vì mặt sau của căn nhà sẽ giúp chúng ta giữ gìn những sự tốt đẹp đó được lâu bền.

Hơn ba ngàn năm trước, khi người Trung Hoa còn sống rãi rác dọc hai bên bờ sông Hoàng Hà, những kinh nghiệm sinh tồn sơ khởi lúc đó, đã dạy cho họ biết một chỗ ở an toàn thì mặt sau phải dựa lưng vào một mô đất cao, hoặc dựa vào đồi hay núi, còn mặt trước phải nhìn ra sông hay biển. Điều đó đã trở thành một trong những nguyên tắc căn bản sau này của khoa Phong Thủy.

Núi hay đồi phía sau lưng nhà gọi là Huyền Vũ, tượng trưng là con rùa. Đối với người Trung Hoa, con rùa biểu tượng cho sự trường thọ và sự bảo bọc, che chở.

Huyền Vũ còn là biểu tượng của quý nhân, của những người giúp đở mình cả về phươbg diện vật chất lẫn tinh thần trong cuộc sống hằng ngày, hoặc phù trợ cho mình lập nên công danh sự nghiệp như điển tích rùa thần dâng gươm ở hồ Hoàn Kiếm.

Trong cuộc sống đô thị hiện nay, những cao ốc đã thay thế cho đồi núi, và những con đường đã thay thế cho những dòng sông, nhưng mà nguyên tắc “sau lưng là đồi núi, trước mặt là sông biển” của khoa Phong Thủy vẫn còn giá trị như ngày trước.

Nếu chúng ta có một cái nhìn rộng lớn hơn để áp dụng cho một thành phố, một thủ phủ hay thủ đô của một quốc gia, thì nguyên tắc này vẫn không thay đổi.

Lấy vài thí dụ điển hình, chẳng hạn như Hồng Kông, dựa lưng vào dãy Central Mountains trong lục địa và nhìn ra South China Sea. Sau lưng New York là rặng núi Appalachians và trước mặt là biển Atlantic.

Thủ đô Luân Đôn của Anh quốc dựa lưng vào dãy Chilterns và nhìn ra sông Thames v.v… và còn biết bao nhiêu thành phố khác trên thế giới, nếu không nổi tiếng về lãnh vực văn hóa, chính trị thì cũng nổi tiếng phồn thịnh về kinh tế, đều đã nằm trong vị trí địa dư đúng với nguyên tắc căn bản của khoa Phong Thủy mà người Trung Hoa gọi là cách “Ỷ sơn hướng hải”.

Ý niệm “Ỷ sơn hướng hải” cũng đơn giản như cảm giác của người ngồi trên một cái ghế. Nếu cái ghế có lưng dựa thì thế ngồi sẽ vững chắc, thoải mái và ngồi được lâu dài hơn.

Cái lưng dựa đó chính là Huyền Vũ, biểu tượng của quý nhân, của sự bảo bọc, che chở phía sau lưng. Và nếu cái ghế có thêm tay dựa nữa, thì người ngồi trên ghế sẽ cảm thấy an toàn, thoải mái hơn.

Hai tay dựa của cái ghế tương ứng với Thanh Long, bên trái và Bạch Hổ, bên phải của một căn nhà, một kinh thành hay một thành phố…

Nói như vậy, chúng ta thấy rằng, một kiến trúc dù theo đúng với những nguyên tắc của Phong Thủy, nhưng không ở tại một vị trí mà sau lưng được bảo bọc, trước mặt có nước để lưu tụ sinh khí và hai bên phải, trái cũng được che chở, thì tuy có tốt, nhưng cái tốt không được tồn tại lâu dài.

Đối với nhà ở cũng vậy, mặt sau của căn nhà giữ một vai trò không kém phần quan trọng, cho nên chúng ta phải lưu ý đến những điểm sau đây: Nếu đằng sau căn nhà của chúng ta không có nhà của hàng xóm hoặc một cao ốc, thì căn nhà đã thiếu Huyền Vũ.

Chúng ta có thể tạo nên Huyền Vũ bằng những cách như:

– Chọn xem ngày tốt xấu trong tháng để xây tường hoặc trồng một hàng cây cao ở mặt sau căn nhà.

– Có thể đắp một mô đất như hình cái mai con rùa hoặc nuôi một con rùa, hoặc đặt một con rùa bằng đá, bằng sành sau vườn để làm biểu tượng cho Huyền Vũ, và chỉ cần một con là đủ rồi.

– Trong những khu chung cư ở tầng thứ hai, thứ ba… thì chung quanh không có đất, chúng ta có thể treo một bức tranh hình con rùa trên vách tường mặt sau của căn nhà hay đặt một con rùa bằng đá, bằng sành, bằng thủy tinh hay bằng kim loại tại phần sau căn nhà để tượng trưng cho Huyền Vũ.

Đối với khoa Phong Thủy, phần đất phía sau căn nhà, thông thường còn gọi là sân sau hay vườn sau là tượng trưng cho hậu vận của gia chủ, vì thế, chúng ta nên lưu ý những nguyên tắc sau đây:

– Vườn sau cần có chiều sâu hơn là chiều rộng. Nhà mà phần đất phía sau ngắn hoặc không có đất thì hậu vận của gia chủ thường không được tốt đẹp.

– Thế đất của vườn sau lúc nào cũng phải cao hơn đất đằng trước nhà, hoặc bằng nhau, chứ không nên thấp hơn đằng trước.

– Tối kỵ là đất ở vườn sau bị trủng xuống, hoặc đằng sau nhà là một đường cống lớn, một cái hố sâu hay một vực thẳm, như trường hợp một số nhà trên đồi, day lưng ra sườn đồi.

Những trường hợp như vậy, thường đoạn cuối cuộc đời của gia chủ hay gặp những hoàn cảnh khó khăn, bi đát.

Những thế đất như vừa nêu trên, dù phía sau có trồng cây hay xây tường cũng khó lòng cứu vản, vì sinh khí, vượng khí không những hiện hữu và di chuyển trên mặt đất, mà còn hiện hửu và di chuyển trong lòng đất, gọi là địa khí, địa khí di chuyển đến đây thì bị đường cống, hố sâu hay vực thẳm cắt đứt. Một thế đất như vậy gọi là đất đoản hậu.

Chúng ta đã từng được tác giả của Kim Vân Kiều nhắc nhở: “Có tài mà cậy chi tài”. Có tài mà không được những người chung quanh giúp đở, hay những người mà chúng ta thường gọi là quý nhân phò trợ, thì sự thành đạt cũng không phải là một chuyện dễ dàng.