Lễ cúng giao thừa còn được gọi là lễ Trừ Tịch, được cử hành vào thời khắc kết thúc năm cũ và chuyển sang năm mới (hết giờ Hợi ngày 30 sang giờ Tý mở đầu ngày mùng 1 Tết Nguyên Đán).
Khác với lễ cúng và đọc văn khấn ông công ông táo còn riêng đối với nghi lễ trong đêm giao thừa, nhiều người hướng dẫn phải làm hai lễ, một lễ cúng giao thừa trong nhà và một lễ cúng giao thừa ngoài trời. Theo đó, lễ ngoài trời phải làm trước nhằm “nghênh tân, tiễn cửu” tức là đón quan hành khiển mới, tiễn quan hành khiển cũ.
Theo phong thủy thường lễ cúng ngoài trời sẽ có xôi gà và hoa quả, lễ này không cần dùng đến bát hương mà gia đình có thể cắm hương ở các lễ cúng. Còn đối với lễ cúng giao thừa trong nhà, theo ông Hùng thì chỉ cần hương đăng, hoa quả và trầu cau là đủ. Lưu ý khi thắp hương lên mọi người chỉ cần cắm mỗi bát một nén hương và cắm hương phải ngay ngắn không được cắm nghiêng.
Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, Đức Phương Lai Hạ Sinh Di Lạc Tôn Phật.
Con kính lạy Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu khổ cứu nạn chúng sinh.
Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị tôn thần, Ngài Cựu niên Đương cai hành khiển.
Con kính lạy ngài tân Đương niên thiên quan.
Con kính lạy các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài thần, các Bản gia Táo Quân, chư vị tôn thần.
Tín chủ conlà: ………., sinh năm:……….
Chúng con kính mời: Ngài Cựu niên đương cái Thái tuế, ngài Tân niên đương cai Thái tuế chí đức tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Hỷ thần, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần, chư vị bản gia Táo quân, và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này, cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)