Chuyện lạ Việt Nam về tục biếu quan tài trong ngày cưới của người dân đồng bào Cơtu. Qua đó chúng ta biết được một số nét văn hóa độc đáo của các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam.

Người Cơtu có rất nhiều văn hóa truyền thống như Lễ hội ăn mừng lúa mới, lễ cưới hỏi, và đặc biệt nhất là tục biếu quan tài (Trang) trong ngày cưới.

Có thể bạn quan tâm về xem boi , xem tử vi,…

Chiếc quan tài này sẽ được làm từ thân gỗ tròn, có đường kính từ 0,5 m trở lên, cắt làm từng đoạn vừa đủ cho một người nằm khi nhắm mắt xuôi tay. Có hai loại quan tài, một loại hình trụ tam giác cân và một loại hình trụ tròn. Mỗi quan tài đều có nắp đậy riêng, phần ở trên là quan tài bố (Trang Aconh) và ở dưới là quan tài mẹ (Trang Acăn). Trong đó, quan tài hình trụ tam giác cân có chạm khắc hoa văn còn quan tài  hình trụ tròn thì không.

phong-tuc-ky-la-bieu-quan-tai-trong-ngay-cuoi

Theo lời kể của một số già làng Cơtu cho biết, tục biếu quan tài trong ngày có từ rất lâu đời trong nét đẹp văn hóa truyền thống của người Cơtu và còn tồn tại đến ngày nay. Người Cơtu coi đó như một món quà ý nghĩa của nhà trai dành tặng cho nhà gái, có thể xem như sính lễ. Việc biếu quan tài được xem là một điều tốt đẹp, thể hiện bằng tấm lòng thành kính cả giữa người cho và người nhận. Do đó, sẽ tránh đi được những rủi ro trong cuộc sống, đem lại  những điều tốt đẹp, may mắn.

Nó không thể hiện hàm ý mong cho người nhận quan tài sớm trở về với Giàng, mà thể hiện tình cảm cao quý để nhường cho người khác hưởng lại những gì mình cần nhất trong cuối đời. Đó là nét văn hoá, thể hiện tình cảm lối sống của người Cơtu. Người dân nơi đây coi đó là nét văn hoá truyền thống có từ ngàn đời.

Tham khảo thêm về 12 cung hoang dao. Bạn thuộc cung hoàng đạo nào?

Để có được một quan tài hình trụ tam giác cân đẹp, độc đáo, mang đậm giá trị truyền thống, người làm quan tài phải có con mắt tinh tế về hoa văn, nghệ thuật về đục đẽo, chạm khắc và tấm lòng trong sáng, cống hiến sức lực để làm ra được một thành phẩm như mong muốn.

Theo già làng Bhriu Pố, ở thôn Arấh (xã Lăng, huyện Tây Giang, Quảng Nam),việc chọn quan tài làm sính lễ trong ngày cưới của người Cơtu như là một tài sản quý chuyển giao từ nhà này sang nhà khác, từ người khoẻ mạnh cho người đang đau ốm, dưỡng bệnh.

Người Cơtu quan niệm, quan tài chỉ được xem là quà biếu khi trong gia đình có tổ chức đám cưới hoặc đám hỏi giữa nhà trai và nhà gái. Và nó được coi như của hồi môn, tức sính lễ bắt buộc trong ngày cưới. Tuy nhiên, ngoài dịp cưới không phải lúc nào cũng có thể biếu nhau bằng quan tài được, mà phải tùy trong từng hoàn cảnh cụ thể, tức khi nhà gái có tang lễ. Do đó, quan tài thường được xem là vật quý, có giá trị trong cuộc sống sinh hoạt của đồng bào Cơtu.

Cảm ơn bạn đã đọc tin trên kiến thức phong thủy!